TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI NHA TRANG

CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI NHA TRANG

Đất đai là một trong những tài sản có giá trị nhất, và có tính lâu dài, nó có thể gắn liền với cả dòng tộc, gia đình, cá nhân nào đó... Vì đó là một tài sản có giá trị lớn nên việc sở hữu và bảo vệ tài sản này luôn được đề cao nhất. Nhưng việc các tranh chấp đất đai xảy ra là chuyện rất phổ biến hiện nay và nhiều vụ việc rất phức tạp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên.

Vậy các bước giải quyết tranh chấp đất đai hiện hành được quy định như thế nào?   

Tranh chấp đất đai là những xung đột, mâu thuẫn xảy về nghĩa vụ, quyền và lợi ích của những người, các bên có quyền về sử dụng đất, hoặc việc tranh chấp, xác định là ai có quyền sử dụng đất.

  1. Những tranh chấp đất đai và tranh chấp liên đất đai thường là những trường hợp sau:
  • Tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc về ai (xác định chủ sử dụng đất hợp pháp)
  1. Và những trường hợp tranh chấp sau đây không phải là tranh chấp về đất đai:
  • Tranh chấp về mua bán quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Tranh chấp tài sản thường kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Do đó, việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai là vô cùng quan trọng, vì trình tự, các bước giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Những tranh chấp đất đai thuộc trường hợp số 1 thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh và trình tự giải quyết như sau:

  • Các bên sẽ buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn). Nếu hòa giải không thành thì mới được khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
  • Nếu không hòa giải trước mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn kiện

Những tranh chấp đất đai thuộc trường hợp 2 thì do Bộ Luật dân sự điều chỉnh nên thủ tục, các bước giải quyết khác (không giống quy định của Luật Đất đai) là các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền mà không phải thông qua buổi hòa giải tại UBND cấp xã nơi có BĐS đó.

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2013

  1. Hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc

Những bên tranh chấp đất đai không hòa giải được thì gửi Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đại đến UBND cấp xã nơi có đất xảy tranh chấp để tiến hành mở buổi hòa giải. Theo đó, UNBD cấp xã sẽ không tự mở phiên hòa giải về tranh chấp đất đai mà do có đơn yêu cầu.Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi

Thành viên Hội đồng hòa giải bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND;

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn cử Đại diện;

+ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

+   Những người sống, cư trú tại khu vực xảy ra tranh chấp, biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó

+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn tại nơi có thửa đất tranh chấp.

Có những trường hợp, mời Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện Hội Nông dân.

Kết quả sau khi tiến hành buổi Hòa giải

Hai tình huống sẽ xảy ra sau khi tiến hành buổi Hòa giải tại UBND cấp xã:

Tình huống 1:Hòa giải thành (các bên kết thúc tranh chấp đất đai)

  • Sau khi hòa giải có sự thay đổi về ranh giới, và thay đổi người có quyền sử dụng đất thì UBND cấp xã sẽ gửi Biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.
  • Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới sẽ được Phòng Tài nguyên và Môi trường trình lên UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi.

Tình huống 2: Hòa giải không thành

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về giải quyết tranh chấp đất đai khi Hòa giải không thành tại UBND cấp xã, thì các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

  1. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án về tranh chấp đất đai
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều 100 của Luật Đất đai 2013 quy đinh Trường hợp Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai có Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất tại Tòa án như sau:

  • Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai (theo quy định của Tòa án)
  • Biên bản giải quyết hòa giải có xác nhận của UBND cấp xã
  • Giấy tờ tùy thân của các bên liên quan: CMND, CCCD,sổ hộ khẩu, và hộ chiếu
  • Các giấy tờ khác có liên quan đến đối tượng và chủ thể tranh chấp: Giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ căn cứ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trường hợp Tranh chấp đất đai khi các đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định pháp luật Việt Nam thì  các bên có 1 trong 2 hình thức giải quyết như sau:

+ Hình thức 1: Dựa vào chủ thể tranh chấp mà đương sự nộp Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

+ Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (căn cứ quy định của Bộ LTTDS 2015)

Chú ý:

- Biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ thông tin phải căn cứ tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

+ Thời gian và địa điểm cụ thể tiến hành hòa giải;

+ Những thành viên tham dự hòa giải;

+ Nội dung tranh chấp, tóm tắt về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Quan điểm của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung về các vấn đề các bên tranh chấp thỏa thuận, và không thỏa thuận được.

Thời gian tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Nhưng thực tế, nhiều UBND cấp xã chậm giải quyết, để được giải quyết nhanh các đương sự phải gửi yêu cầu thường xuyên để được giải quyết vấn đề.

Đương sự phải rất chú ý, chú tâm xem các nội dung trên Biên bản hòa giải có đầy đủ những nội dung trên. Vì nếu bị thiếu sót nội dung, thiếu thông tin thì có thể bị trả lại đơn yêu cầu khi muốn yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc sẽ bị Tòa án trả lại đơn khi khởi kiện.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai luôn phức tạp mà không phải ai cũng am hiểu và dẫn đến việc tốn thời gian công sức. Công ty Luật Đạt Lý với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai tại Khánh Hòa. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề trên vui lòng liên hệ số điện thoại: 0935.884.515 để được tư vấn miễn phí và giải đáp nhanh nhất.

Địa chỉ: 51 Phan Bội Châu, Xương Huân, Nha Trang, Khánh Hòa (gần Tòa án tỉnh, gần chợ Đầm)

 
Tư vấn ngay