Nhận con nuôi

Điều kiện và thủ tục nhận con nuôi 2021 tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Các quy định mới của pháp luật về nhận nuôi con nuôi: Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 về ban hành hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 02 năm 2021 và thay thế các Thông tư cũ.

Hiện nay, việc nhận con nuôi trong đời sống xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phổ biến hơn, tỷ lệ các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn ngày một tăng. Do đó, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khá nhau. Có hai cách thức điển hình đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và quan hệ nuôi con nuôi về mặt pháp lý. Hiện nay, để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy trình, thủ tục.

Không phải trường hợp nào cũng được nhận con nuôi mà phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  1. Điều kiện đối với người nhận con nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa:

Người muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm: Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Ngoài ra, người nhận con nuôi phải có các điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Người nhận con nuôi phải có tư các đạo đức tốt.

Lưu ý: Trong trường hợp cha dượng muốn nhận con riêng của vợ, mẹ kế muốn nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột muốn nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; điều kiện về đạo đức tốt. Thiết nghĩ đây là quy định nhằm tạo điều kiện và ưu tiên cho những người có quan hệ với trẻ, tạo điều kiện để họ nhận trẻ làm con nuôi.

Một số trường hợp không được nhận con nuôi ví dụ: Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người đang chấp hành hình phạt tù;… Luật sư Đạt Lý sẽ tư vấn rõ từng trường hợp cụ thể.

  1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa

Về điều kiện của người được nhận làm con nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm: Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi; Người được nhận làm con nuôi là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Lưu ý: Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của một cặp vợ chồng.

  1. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại Nha Trang, Khánh Hòa.

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận nuôi. (Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật Nuôi con nuôi 2010).

Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu mới được ban hành bởi Thông tư số 10/TT-BTP có hiệu lực vào ngày 26/02/2021);
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế và bản sao sổ hộ khẩu;
  • Phiếu lý lịch tư pháp (nơi cấp Sở Tư pháp nơi thường trú);
  • Giấy xác nhận độc thân/Giấy kết hôn (nếu đang có vợ hoặc chồng) (Bản sao);
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (để chứng minh đủ sức khỏe để nhận con nuôi con nuôi);
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú xác nhận để xác minh về đạo đức và các điều kiện khác (ví dụ: chỗ ở ổn định, thu nhập hàng tháng, các tài sản khác, tình trạng hôn nhân, con chung, người sống cùng có ý kiến về việc nhận nuôi con nuôi) (để xác định có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi).

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Giấy khai sinh của người được giới thiệu làm con nuôi (bản sao);
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (để chứng minh đủ điều kiện để làm con nuôi);
  • Ảnh toàn thân của trẻ (không quy định về kích thước ảnh, chỉ cần nhìn rõ), nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng (số lượng 02);
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, giấy chứng tử của cha mẹ ruột, quyết định của Tòa án (nếu có);
  • Giấy tờ của cha mẹ ruột (Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…) và ý kiến của cha mẹ ruột (nếu không xác định được cha ruột thì chỉ cần ý kiến của mẹ ruột).
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Lưu ý: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu nhận con nuôi.

Ngoài ra, cha mẹ nuôi có thể thay đổi tên cho con (nếu trẻ từ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của trẻ.

Nếu bạn còn thắc mắc về điều kiện và thủ tục nhận con nuôi mới nhất tại Nha Trang, Khánh Hòa hãy liên hệ với Công ty Luật Đạt Lý để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục trọn gói.

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật TNHH Đạt Lý – Chi nhánh Khánh Hòa

Địa chỉ: 51 Phan Bội Châu, Nha Trang, Khánh Hòa

Điện thoại: 0935884515

Điền thông tin form bên dưới để được tư vấn ngay!

 

Cùng danh mục

 
Tư vấn ngay